Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Ý NGHIÃ CỦA MÚA LÂN SƯ RỒNG ?



Ý NGHIÃ CỦA MÚA LÂN SƯ RỒNG ?HỎI : Mình thấy người Hoa có môn nghệ thuật gọi là múa " Lân Sư Rồng" . Tại sao lại là "Lân Sư Rồng" nhĩ? Theo mình biết Lân và Rồng là hai con vật trong "Tứ Linh " ( bao gồm cả Long, Lân, Quy Phụng ). Tại sao không gọi là múa Long Lân Quy Phụng mà gọi là lân sư rồng nhĩ

Đáp: 
Thứ nhất , phải khẳng định rằng múa lân là cách gọi chung của người Việt Nam . Mặc sù tổ hợp từ " Lân Sư Rồng" là của người Hoa. Nhưng trong tiếng Hoa họ không phân biệt " Lân" và "Sư Tử". Cả hai được gọi chung là "Múa Sư Tử", Họ chỉ phân biệt múa sư tử Nam ( tương đương với múa lân của người Việt ) và múa sư tử Bắc
Thứ hai, Lân, Sư , Rồng là ba môn riêng biệt vốn không liên quan với nhau. Múa lân và múa Rồng là 2 môn nghệ thuật đường phố dân gian có cả 73 Việt Nam lẫn Trung Quốc. Múa sư tử ( Bắc Kinh) vốn là môn nghệ thuật cung đình của TQ. Việc kết hợp ba môn với nhau có từ thập niên 90
Thứ ba , Múa Tứ Linh (Long Lân Quy Phụng) là môn nghệ thuật cung đình của Người Việt Nam có từ đời Nguyễn ( có thể trước đó nữa)

Bài viết được sưu tầm từ một diễn đàn đã lụi tàn












Những điều thú vị về lân sư rồng Chợ Lớn


Một trong những cái tạo nên độ oai dũng cho lân - sư - rồng chính là phần họa tiết trên đầu. Trước năm 1975, phần đầu lân - sư hoặc rồng thường được nhập từ Đài Loan về Việt Nam. Mãi sau khi đất nước thống nhất, đầu lân - sư - rồng mới được làm tại Việt Nam.


Lân - sư - rồng "đặc chủng" là loại hàng cao cấp, dành cho các đội chuyên nghiệp múa có biểu diễn võ thuật. Một đầu lân, sư nặng từ 3kg đến 6kg và một đầu rồng có thể nặng từ 3kg đến 20kg. Thời gian hoàn tất cũng phải hơn một tuần đối với đầu lân - sư, và hơn nửa tháng đối với một đầu rồng.

Nếu như phần râu, lông mi, lông mày... của lân - sư - rồng "hàng chợ" được làm bằng sợi cước, lông dê, lông thỏ, lông nhân tạo...; thì ở loại hàng cao cấp này, thường được làm bằng lông cừu nhập từ nước ngoài.

Có khi lân - sư - rồng "đặc chủng" được trang trí thêm dàn đèn điện tử chớp tắt. Ở một đầu lân - sư được gắn từ 200 - 800 bóng đèn; còn ở rồng phải cần trên 4.000 bóng đèn cho toàn thân.

Võ sư Lưu Kiếm Xương nói cái thời lân - sư - rồng mới bắt đầu phát triển ở Sài Gòn, trong làng có những quy tắc không thành văn, bất di bất dịch. Đẳng cấp lân được thể hiện thông qua màu sắc của râu: râu đen, râu mè (vừa đen vừa bạc) và râu bạc.

Với những con lân đeo râu đen, đoàn lân được thành lập chưa đến 10 năm, khi gặp lân râu mè (đoàn lân được thành lập gần 30 năm), phải cúi chào và nhường đường. Cái tục ấy đối với lân râu bạc cũng thế. Ít khi, với những con lân râu đen ngổ ngáo, gặp lân râu mè hay râu bạc, sau tiếng cheng và trống chào mà không tránh đường.

Chỉ cần lân râu mè hay râu bạc đá râu nhắc nhở, chưa phải đến độ "chạm đầu lân", lân râu đen ngay lập tức hiểu phận hậu bối của mình. Bởi đơn giản, những con lân râu bạc thường được điều khiển bởi các cao thủ võ công dày dạn kinh nghiệm. Lân râu đen khó có khả năng làm đối thủ khi xảy ra sự không hay.

Có chi tiết mà võ sư Lưu Kiếm Xương kể rất thú vị, là chuyện lân leo cột, hay gọi là "Cao không hái lộc". Thì ra nguồn gốc của tiết mục này xuất phát từ Việt Nam. Thời đó, để cho tiết mục múa lân thêm hấp dẫn các đoàn lân - sư - rồng ở khu Chợ Lớn, sáng tạo thêm trò leo cây cao để lấy tiền thưởng từ gia chủ.

Thân cây thời đó thường là loại tre già, cao ngất ngưởng. Một môn sinh mang đầu lân, sư hoặc rồng leo lên đỉnh hái "lộc", thường là tiền. Từ đó, "Cao không hái lộc” trở thành tiết mục được yêu thích ở nhiều nước thuộc vùng Á Đông, và thường được các đoàn lân - sư - rồng biểu diễn.

Một trong những tiết mục được ưa thích của múa lân - sư - rồng kế tiếp là màn biểu diễn Mai Hoa Thung. Theo truyền thuyết, để phân định thứ bậc trong giang hồ, mỗi năm cứ độ xuân về, các bậc cao thủ trong võ lâm hẹn nhau đến Mai Hoa Thung tranh tài cao thấp.

Đây là một rừng mai được cưa cành chỉ còn trơ lại gốc. Người đấu phải di chuyển từ gốc mai này sang gốc mai khác, chân không được chạm đất, nếu chạm đất hoặc ngã xuống thì coi như thua.

Những cuộc tỉ thí ở Mai Hoa Thung được gọi là "thập tử nhất sinh". Ngày nay, người ta mượn các chiếc cột từ thấp đến cao tượng trưng cho các gốc mai để các con lân, sư tử đứng tấn lúc biểu diễn.

Cứ thế, múa lân - sư - rồng đi dần vào tiềm thức của người Việt bao giờ chẳng rõ. Cái tiếng "tùng… tùng... cắc..." mỗi khi năm hết tết đến, luôn gợi ra sự háo hức, nôn nao khó tả trong lòng mỗi người.

Ngày ấy, lân - sư - rồng được điểm trang dưới chân màu đỏ quyến rũ của xác pháo, nay cái màu quyến rũ ấy đã không còn nữa. Nhưng, không vì thế mà lân - sư - rồng mất đi cái nét tâm linh độc đáo qua từng nét hỉ, nộ, ái, ố của chính mình - những nét hỉ nộ đời thường

Người xưa thấy rồng ? Rồng có thật hay chỉ là truyền thuyết ?


Rồng, với ý nhĩa đặc biệt, đã thâm nhập vào khắp lĩnh vực văn hoá cổ truyền của Trung Quốc, và đã trở thành biểu tượng tinh thần mạnh mẽ cho người Trung Quốc. Có thực sự là Rồng có tồn tại? Hay chúng chỉ đơn giản được tưởng tượng trong thế giới tinh thần, hay nó thực sự thiện hữu vật chất? Nó vẫn là một điều huyền bí đối với chúng ta hôm nay. Tôi rất ngạc nhiên vì có thể tìm thấy trong những cuốn sách lịch sử nhiều bản ghi chép chứng kiến về sự tồn tại của những con rồng, và điều đó đã thúc đẩy tôi nghiên cứu xem Rồng có thực sự tồn tại.


Ngũ Long và những vị Thần Màu Xanh.

“Tạp Ký về Huyện Nghĩa (Ye)” từ Triều đại Nhà Thanh viết như sau: Vào năm 1503 sau Công Nguyên (Triều Minh, năm thứ 16 đời Hồng Di), năm con rồng đã bay lượn trên không trung khoảng 10 lý (3 dặm) phía bắc huyện Nghĩa, tỉnh Hà Nam. Sau một thời gian lâu ở trên cao, chúng hạ xuống mặt đất, và không thể bay lên lại được nữa. Mây kéo đến đầy trời và mặt biển bị khuấy tung lên. Một vị thần trong trang phục màu xanh từ trên trời đáp xuống và ngay lập tức được vây quanh bởi những con rồng đã rớt xuống. Một lúc sau, mây tản hết và biển trở nên yên tĩnh. Năm con rồng vẫn chưa thể bay lên. Bấy giờ, một vị thần màu xanh khác xuất hiện, và những con rồng vây quanh ông ta. Đột nhiên bầu trời trở nên tối mịt. Những đám mây đen lớn xuất hiện. Cuối cùng khi bầu trời sáng trở lại, hai vị thần và 5 con rồng đã bay đi.

Những con Rồng trắng và những vị Thần Màu Tía

“Ký sự về Thiên triều Gia Tĩnh, Phần Những Hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy” cũng có một câu chuyện tương tự về huyện Nghĩa. Vào tháng 10 năm 1588 sau Công Nguyên, một con rồng trắng đã nổi lên trên Hồ Bình thuộc huyện Bình Hồ, tỉnh Triết Giang. Nó đã bay lượn trên mặt hồ, chiếu sáng một nửa bầu trời với ánh sáng đỏ. Chứng kiến của Shen Maoxiao, một vị quan chép sử cho vương triều, đã nhìn thấy một vị thần với trang phục màu tía và một cái mũ bằng vàng, đứng trên cao chừng 30m, giữa những cái sừng của con rồng. Vị thần này cầm một vật có hình cây kiếm. Ở đó xuất hiện một quả cầu ánh sáng lớn như một cái đấu (một dụng cụ đo lường hình thang ở Trung Quốc) ở bên dưới cái đầu của con rồng.

Bạch Long trên Sông Hoàng Phố:

“Ký sự về Thiên triều Tống Giang, Phần những Hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy” đã ghi chép một chứng kiến xảy ra 20 năm sau sự kiện con rồng trắng được trông thấy ở huyện Bình Hồ. Vào tháng 7 năm 1608 sau Công Nguyên, một con rồng trắng tương tự như con rồng xuất hiện trên Hồ Bình đã được nhìn thấy trên Sông Hoàng Phố ở huyện Tống Giang, Thượng Hải. Cũng có môt vị thần đứng trên đầu con rồng. 

 
rồng trong văn hoá phương Đông

Một con rồng xuất hiện vào ngày 31 tháng 8 năm 2000

Các nhà khoa học đã dành vô số thời giờ và năng lượng để khám phá vũ trụ này to lớn và huyền bí đến mức nào, và họ đã đạt được không nhiều ngoại trừ những giả định và giả thuyết. Họ đã làm việc cả ngày cả đêm, vậy mà họ vẫn bò lết trong cái khung của những lý thuyết bị giới hạn của họ. Nhằm để giải thoát khỏi những điều “mê tín” huyền hoặc khi thảo luận về “sự thật của vũ trụ,” tôi muốn giới thiệu với các bạn một hiện tượng vô hình và huyền bí, nhưng tồn tại khách quan và phản ánh trong không gian vật lý của chúng ta.

Thời tiết trên hầu hết các vùng của Trung Quốc năm nay rất nóng và khô với nhiệt độ lên đến 40 độ C (104 độ F), và đã dẫn đến cái chết của nhiều cây cối và đồng cỏ. Mùa màng không có màu xanh ở những nông trang rộng lớn. Chúng ta thường thấy những vụ mùa bội thu khi mùa thu đến. Nhưng năm 2000 đã không như vậy. Nhiều dòng sông khô cạn, gây ra hậu quả thiếu nước uống và lan tràn dịch bệnh. Đó chính xác đúng như những gì mà Sư Phụ Lý Hồng Chí đã nói trong một bài thơ, “người vô đức, thiên tai nhân hoạ; đất vô đức, vạn vật điêu tàn”.

Người ta đã lo lắng rằng mùa hè sẽ thiếu mưa, và mùa thu sẽ thừa nước. Vào ngày 4 tháng 8, một trận mưa như trút nước xuống Ngôi làng Hắc Sơn Tử (Heishanzi), và ngôi làng được bao phủ bởi một lớp hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời đáp xuống và cuộn dọc theo trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ, vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ nằm im trong nhà và đóng cửa lại. Có một chàng trai trẻ dũng cảm đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra. Anh ta đi xuyên qua và chẳng tìm thấy gì ngoài những đám mây dày đang cuồn cuộn. Anh ta tiếp tục đi, và chẳng mấy chốc anh ta đã ở ngoài rìa làng. Đột nhiên anh ta sững sờ vì nhìn thấy cảnh tượng hai con rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh ta sững sờ và không thể tin vào những gì mình thấy. Anh ta dụi mắt mình bằng lưng bàn tay và véo vào cánh tay mình. Tay anh ta cảm thấy đau, vậy anh ta biết đó không phải là giấc mơ.

Chàng trai trẻ tiến đến gần hơn để xem cho rõ hai con rồng. Anh ta đã thấy rằng, những cái sừng, những cái vảy, những cái chân, và đuôi của 2 con rồng giống hệt với những con rồng trong những bức tranh truyền thống ngoại trừ những cái râu của nó ngắn hơn. Anh ta xoay mình và chạy biến về làng hết sức có thể, và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng rơi từ trời xuống!” Cả làng đi ra ngoài để xem rồng. Tin tức lan rộng nhanh chóng khắp vùng. Cảnh sát, cán bộ chính quyền, chuyên gia, giáo sư đại học đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử. Nhiều người chụp được đám đông vây quanh 2 con rồng. Rồi các chuyên gia và giáo sư Đại học bắt đầu nói dông dài về các loại lý thuyết về hiện tượng, nhưng người ta không thể hiểu một từ nào về những gì họ nói. Sau đó, cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông, để lại một vài người bảo vệ hai con rồng.

Một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất từ những đôi mắt chăm nhú nhìn của mấy người bảo vệ. Các quan chức không thể giải thích sự biến mất đó, và họ cũng thấy chán nản về con rồng màu đen vẫn nằm ở trên mặt đất. Lúc đó, một lão nông già trên 70 tuổi nói: “Tôi đã nghe những điều tương tự thế này đã xẩy ra nhiều năm trước, và người ta tưới nước cho con rồng để cho nó về nhà.” Ông đã kêu một vài người trẻ tuổi trong làng lấy chiếu và dựng một mái che cho con rồng. Rồi họ chở nước bằng xe cút kit, rồi họ phun nước lên chiếu để nước có thể chảy xuống lưng con rồng. Kết quả là, con rồng đã sống đến hôm nay.


Vũ Tống (Wusong) là một thành phố bên cạnh sườn Tây của dãy núi Trường Bạch, Đông Nam Tỉnh Cát Lâm; nó được gọi là “thành phố của Nhân Sâm”. Vào 6 giờ chiều ngày 18 tháng 9, năm 2000, một con rồng đã xuất hiện trên bầu trời của thành phố, và mọi người có thể nhìn thấy nó. Vào ngày đó, vì trời trở nên tối vào buổi chiều, một chùm ánh sáng kỳ lạ đã phóng ra từ bầu trời phía đông bắc của thành phố, và nó trở nên sáng hơn và sặc sở sắc màu. Nhiều người đã nhìn thấy ánh sáng đó và nhiều người cảm thấy như phép màu sắp xảy ra. Nó chắc chắn là - một con rồng đã lộ ra. Vào lúc đầu, cái đầu được nhìn thấy, nhưng chưa có đuôi. Cuối cùng, miệng, râu, chân, vảy đã được thấy rõ ràng. Con rồng phát ra ánh sáng chói, và nó uốn mình lên, rồi duỗi mình ra, rồi cuộn mình lại, rồi uốn mình về phía trước. Nó mở cái miệng ra, rồi đóng lại. Mọi người thất kinh và tắt tiếng trước cảnh tượng. Một vài người vẫn có thể lẩm bẩm “cuối cùng thì cũng có rồng thực”. Con rồng hiện hình cho thấy khoảng 20 phút. Hầu hết mọi người trong thành phố đều thấy nó, một vài người chứng kiến sự việc từ đầu tới cuối. Ánh sáng cuối cùng thì mờ dần và đỏ thẫm và con rồng từ từ biến mất.? Khoảng 8 giờ, một người bạn của tôi ở Vũ Tống đã gọi điện cho tôi và kể về chi tiết sự việc xuất hiện và biến mất của con rồng, và trên đây là những gì mà tôi đã chép xuống.

 
1 bức hình rồng được chụp trên máy bay tại dãy Himalaya 






Rồng ở Lâu Đài Văn Minh:

“Ký sự về Hậu Hán Triều, Phần Ngũ tố” trích dẫn sau này của ‘Ký sự về huyện Lạc Dương ? Phần Hiện tượng Kỳ lạ” , đã chép rằng một con rồng trông thấy trên hoàng cung. Lưu Hồng, Hoàng đế của Vương Triều Đông hán, đã xây dựng thủ đô của mình gần huyện Lạc Dương, Tỉnh Hà Nam ngày nay; Cung điện Văn Minh có thể là nơi ông cư ngụ. Vào ngày 1 tháng 7 năm 178 sau Công Nguyên, một vật đen khổng lồ rớt từ trời xuống vườn đông của cung điện Văn Minh. Vật thể có hình tròn và giống như mái che của xe ngựa ngày xưa. Nó dài 20 m, và lướt đi nhanh chóng, phát ra những ánh sáng màu sắc. vật thể có một cái đầu, nhưng không có chân và đuôi, Nó trông giống một con rồng, nhưng có thể là không phải.





“Biên sử của Triều đại nhà Nguyên ? Ký sự về Ngũ Tố” viết rằng có một con rồng xuất hiện gần Long Sơn ở huyện Lâm Tùng, Tỉnh Sơn Đông vào tháng 8 năm 1190. Không may, sự xuất hiện của nó đã không được ghi chép. Con rồng có thể mang một tảng đã lớn nặng 0,5 tấn bay lên không trung.



Vào năm thứ 24 của Cát An thuộc triều Đông Hán, một con rồng vàng xuất hiện trên Sông Trì Thuỷ của huyện Vũ Dương, và nằm ở đó trong suốt 9 ngày và cuối cùng thì rời đi. Một đền thờ được xây dựng và một bia đá được dựng lên trong đền thờ để ghi danh sự xuất hiện của con rồng.




Vào tháng 4, năm thứ nhất của Vĩnh Hà, Triều Đông Tấn (345 Sau Công Nguyên), hai con rồng, một con màu trắng và một con màu đen, xuất hiện ở Long Sơn. Mộ Dung, Hoàng đế nước Yên, đem các quan trong triều đến một ngọn núi và tổ chức một lễ tế cách xa chỗ 2 con rồng 200 dặm.




Những cuốn sách lịch sử địa phương từ Triều Minh và Triều Thanh cũng có những dấu hiệu của những con rồng. Theo “Ký sự về Thiên triều Lâm An,” năm thứ 4 Chongzhen (1631 AD), một con rồng lớn đã được nhìn thấy trên Hồ Kỳ Long, đông nam huyện Shiping, tỉnh Yunan, Ghi chép đã viết: “râu, chân, và vảy của con rồng nổi trên mặt nước, và con rồng dài khoảng vài chục mét.” Rồng có thể đã xuất hiện nhiều hơn một lần ở Long Sơn (Núi Rồng) và Hồ Kỳ Long (Hồ Rồng kỳ lạ), điều này giải thích cho việc đặt tên cho những địa danh này.




“Ký sự Bổ sung của Triều đại Nhà Đường” đã ghi chép rằng một ngày trong năm cuối của Xiantong, một con rồng đen đã rơi xuống mặt đất trong vùng lãnh thổ của tỉnh Tongcheng, và chết ở đó vì một vết thương trên cổ. Chiều dài đầy đủ của con rồng đo được là 30m, trong đó 15m là đuôi. Cái đuôi hình phẳng. Vảy của nó như vảy cá. Trên đầu có 2 cái sừng. Râu của nó mọc bên cạnh miệng dài khoảng 6m. Chân của nó, mọc ra từ dưới bụng, có một cái vảy màu đỏ che phủ.



“Thất Kinh Thư” của Long Anh chép rằng một ngày trong năm cuối của Thành Hoá, Minh Triều, một con rồng rơi xuống trên bãi biển của Huyện Tân Thuỷ, Tỉnh Giang Đông. Nó đã bị những người dân chài địa phương đánh tới chết. Con rồng cao như một người lớn, và dài hàng chục mét. Nó trông rất giống con rồng trong những bức tranh cổ chỉ trừ cái bụng của nó màu đỏ.

 

bức ảnh được chụp ngày 20/7/2010 tại khu vực chùa Huê Nghiêm. VN

Một con rồng đã chết được tìm thấy bên bờ Hồ Thái Bạch vào năm thứ 32 của Thiếu Hưng thuộc Triều đại Nam Tống (1162 sau Công Nguyên). Nó có râu dài và những cái vảy rất lớn. Cái lưng màu đen và cái bụng màu trắng. Tay của nó mọc ra từ lưng, và hai cái sừng thò ra từ đầu. Nó có thể bốc mùi từ xa hàng dặm. Những người địa phương phát hiện ra nó với một mớ rối bù. Quan lại đã cho người đến làm lễ cúng tế bên cạnh nó. Tuy nhiên, sau một đêm giông bão sấm sét, con rồng đã biến mất. Chỉ có một cái mương để lại nơi nó đã nằm.




“Biên sử về Thiên triều Vĩnh Bình” chép rằng, vào mùa hè năm thứ 19 của Đạo Quang (1839 Sau Công Nguyên), một con rồng đã rớt từ trên trời xuống vùng hạ lưu con Sông Luân Hà, ở huyện Lao Đình. Con rồng nằm mệt lử, ruồi bọ vây quanh.Người dân địa phương làm một cái mái che cho nó để bảo vệ nó khỏi nắng, và phun nước lên người nó. 3 ngày sau, sau một đêm trời dông bão, con rồng đã bay đi.





Vào tháng 8 năm 1994, hàng trăm người từ Làng Chenjiayuanzi, Huyện Phù Du, phía bắc của con sông Tùng Hoà Giang vây quanh một con rồng đen nàm bên cạnh con sông. Yen Dianyuan, Một người chứng kiến vẫn còn sống, đã kể rằng con rồng dài chừng 7 mét và trông giống một con thàn lằn khổng lồ. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với 7 hoặc 8 cái râu dày và cứng. Thân trên có đường kính khoảng một bộ. Bốn cái chân của nó đi để dấu sâu trên cát. Lớp vảy như vảy cá sấu phủ đầy thân nó. Yen Dianyuan vẫn rất băn khoăn tại sao con vật khổng lồ ấy lại trông rất giống với con rồng được vẽ trong tranh.





Vào mùa hè năm 1953, một con vật chưa được nhận biết đã rớt từ trời xuống một nơi gần phía nam Tỉnh Hà Nam. Những người tò mò đã đi bộ một quãng dài để đến xem. Theo sự miêu tả của những người chứng kiến, con rồng trông giống một con cá mập khổng lồ. Mùi thối rữa của nó thu hút vô số ruồi nhặng. Nếu nó là một con cá mập, nó phải sống dưới vùng biển sâu. Tại sao nó lại rớt từ trời xuống? Trường hợp này có thể liên quan đến những con rồng được ghi chép trong lịch sử rớt xuống từ trời.


 
Hoá thạch rồng: 
di vật quý giá này được tìm thấy ở huyện tự trị dân tộc Miêu Quan Lĩnh, thuộc thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu vào năm 1996, cho đến nay vẫn giữ được dáng hình nguyên vẹn với tổng cộng 7,6 mét chiều dài, trong đó đầu dài 76 cm, cổ dài 54 cm, thân dài 2,7 mét và rộng 68 cm, khúc đuôi còn lại chiếm 3,7 mét. 









Những chuyện trên đều có thời gian, thời kì khá chi tiết, có cả tài liệu minh chứng nhưng 100% toàn là ghi chép ở Trung QUốc với các câu từ thiếu logic, thiếu thuyết phục nên bản thân mình là mình chả tin được

Các truyền thuyết liên quan đến trung thu

Đêm Trung Thu trăng sáng như gương, khí hậu mát mẻ, người người vui vẻ đón trăng lên như một điều tất yếu của trời đất. Nhưng ngày tết Trung Thu hình thành như thế nào và những truyền thuyết xung quanh nó như truyền thuyết chị Hằng, truyền thuyết bánh Trung Thu hay truyền thuyết đèn kéo quân từ đâu mà có, hiển nhiên không “tất yếu” như trăng sáng ngày rằm.



Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Đường thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Ngắm Trăng. Xung quanh ngày tết Trung thu, có rất nhiều các truyền thuyết đã được thêu dệt

Truyền thuyết về bánh trung thuTrung thu là lễ hội để tưởng nhớ cuộc nổi dậy chống quân Mông cổ của người Trung Nguyên vào thế kỷ 14. Bằng một kế họach khéo léo, quân nổi dậy đã nhét những mẩu giấy có ghi ngày khởi nghĩa là ngày 15 tháng 8 (âm lịch) vào trong nhân chiếc bánh để ăn trong ngày rằm rồi phân phát cho người dân. Khởi nghĩa thắng lợi và ngày rằm trở thành ngày trọng đại trong năm, chiếc bánh trung thu cũng trở thành thứ không thể thiếu trong ngày đó. Không biết ngày xưa thứ bánh đó được làm thế nào, còn ngày nay những chiếc bánh trung thu thường được làm bằng bột, hạt sen, hạt vừng, lòng đỏ trứng và một vài thứ gia vị khác.


Truyền Thuyết về Hằng Nga
Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.
Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấyBa ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.

Truyền thuyết múa lân

Cách đây nhiều thế kỷ có một ngôi làng có tên là Thái Hàng, cư dân ở ngôi làng này sống bằng nghề nông ngư nghiệp. Năm đó, cách ngày rằm tháng tám vài ngày, ngôi làng đã bị một cơn bão lớn hoành hành gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Trong khi dân làng đang khắc phục hậu quả của cơn bão thì một con trăn khổng lồ xuất hiện, nó bắt và ăn thịt hết những vật nuôi của dân làng. Theo một số vị trưởng lão trong làng thì con trăn khổng lồ đó chính là con của một con rồng chúa. Cách duy nhất để đuổi con trăn đó đi là phải đốt lửa và nhảy múa ba ngày ba đêm trước ngày trung thu. Dân làng đã làm theo như thế và đốt thêm cả pháo nữa, quả nhiên ba ngày sau, con trăn đã biến mất theo cơn cuồng phong

Truyền thuyết đèn kéo quân
Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo. Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng: "Ta là Thái Thượng Lão Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua".

Hôm sau theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn. Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa đến. Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà vua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng. Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: "Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. 


Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu.
Từ đó, mối khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.

Ngày nay
, các cửa hàng cũng bày bán la liệt những chiếc đén lồng đủ lọai màu sắc với hình các con vật, gần đây các hình đó còn được bổ sung thêm hình máy bay và tàu thủy, những phương tiện của thế gới hiện đại. Vào ngày rằm, các em nhỏ được cha mẹ cho phép thức khuya hơn, được đến những địa điểm tụ họp chung cùng với bạn bè để chơi đèn lồng và ngắm trăng. Các công viên cũng rực rỡ hẳn lên với hàng nghìn chiếc đèn lồng với đủ lọai màu sắc, kích cỡ và hình dáng
giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người


Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

CLB Lân Sư Rồng Quận 5 và nhưng điều cần biết


Qua 25 năm hoạt động sôi nổi, CLB Lân Sư Rồng Q5 có thể tự hào là một trong các CLB Lân Sư Rồng có quy mô lớn nhất cả nước và tự tin trên đường phát triển hướng đến những mục tiêu quốc tế ở các giải thi đấu Đông Nam Á và cao hơn. Ban đầu chỉ có từ vài đoàn Lân Sư Rồng để phục vụ quần chúng trong các dịp khai trương, phục vụ tết cổ truyền trong quận, đến nay CLB đã quy tụ được 16 đoàn Lân Sư Rồng, mỗi đoàn đều đủ tiêu chuẩn thi đấu, biểu diễn, hằng ngày đều chuyên cần tập luyện cho VĐV ở các lứa tuổi và sẵn sàng phục vụ cho quần chúng trong cũng như ngoài thành phố.



Hiện nay, CLB lân sư rồng hiện nay có số lượng hơn 400 hội viên đang sinh hoạt tại 16 đoàn LSR thuộc quận 5.
Câu lạc bộ thường xuyên biểu diễn phục vụ trong các hoạt động văn hóa, các lễ hội dân gian, truyền thống, các chương trình gây quỹ từ thiện, lễ khai trương động thổ… trên địa bàn quận 5 và các tỉnh Bình Dương, An Giang, Tây Ninh, Đà Nẵng, Hội An… CLB cũng là lực lựợng nòng cốt trong các lễ hội văn hóa được tổ chức hàng năm tại quận 5.


Với kết quả họat động, câu lạc bộ Lân Sư Rồng đã vinh dự được nhận nhiều kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hoá”, 2 bằng khen của Bộ VH –TT, 5 bằng khen của Ủy ban Nhân dân Tp HCM, Sở VHTT TP HCM, và nhiều giấy khen của Ủy ban nhân dân quận 5, và các cơ quan ban ngành quận 5 và thành phố; đạt nhiều giải cao trong qua các đợt liên hoan lân sư rồng thành phố.


Bên cạnh đó, một số đoàn trong CLB tham gia họat động biểu diễn, liên hoan, thi đấu trong và ngoài nước đã đạt được nhiều thành tích cao tại Genting Malaysia , Đại hội thể thao châu Á trong nhà, thi đấu múa lân sư rồng khu vực Châu Á tại Ma Cao, Thượng Hải ….và xác lập nhiều kỷ lục Việt Nam trong bộ môn lân sư rồng.


Năm 2009, Đoàn Nhơn Nghĩa đường đạt Huy chương Bạc Lân tốc độ tại Giải vô địch LSR Thế giới tại Thượng Hải; Ông Lưu Kiếm Xương - Trưởng đoàn LSR Nhơn Nghĩa Đường được nhận danh hiệu Nghệ nhân Dân gian và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn nghệ Dân gian VN.
Hiện nay, CLB lân sư rồng hiện nay có hơn 400 hội viên đang sinh hoạt tại 16 đoàn LSR thuộc quận 5, gồm : 

1. Đoàn LSR Nhơn Nghĩa , 
2. Đoàn múa rồng Kim Long 
3. Đoàn LSR Đông Phương, 
4. Đoàn LSR Tinh Anh, 
5. Đoàn LSR Tinh Nghĩa, 
6. Đoàn LSR Tâm Hoa, 
7. Đoàn LSR Thắng Nghĩa, 
8. Đoàn LSR Thanh Liên, 
9. Đoàn LSR Minh Hào, 
10. Đoàn LSR Liên Hữu, 
11. Đoàn LSR Quốc Oai, 
12. Đoàn LSR Hải Anh, 
13. Đoàn LSR Hùng Dũng, 
14. Đoàn LSR Quần Nghĩa, 
15. Đoàn LSR Thống Nhất
16. Đoàn LSR Hào Quang

- Thời gian sinh hoạt : 
Câu lạc bộ Lân sư rồng quận 5 sinh hoạt thường xuyên vào ngày 15 hàng tháng tại Trung tâm Văn hóa quận 5
- Thành viên Ban Chủ nhiệm :
1. Lưu Kiếm Xương - Trưởng đoàn LSR Nhơn Nghĩa Đường - Chủ nhiệm
Số Điện thoại di động : 0903.681.312
2. Hồ Thanh Tuấn – Trưởng đoàn Rồng Kim Long (Phước Kiến) - Phó CN
Số Điện thoại di động : 0903.907.320
3. Hà Văn Ngàn – Trưởng đoàn LSR Tâm Hoa Đường - Phó CN
Số Điện thoại di động : 0918.166.526
4. Lâm Chang – Trưởng đoàn LSR Đông Phương - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0918.479.661
5. Triệu Dĩ Tài – Trưởng đoàn LSR Tinh Anh Đường - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0909.169.338
6. Lâm Hưng – Trưởng đoàn LSR Liên hữu Đường - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0936.888.263
7. Huỳnh Tô Nam– Trưởng đoàn LSR Quốc Oai Đường - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0913.905.167
8. Huỳnh Tô– Trưởng đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0908.285.338
9. Trần Cây– Trưởng đoàn LSR Thanh Liên - Uỷ viên
10. Nguyễn Kim Chi – Trưởng đoàn LSR Hải Anh - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0908.008.468
11. Trần Minh – Trưởng đoàn LSR Tinh Nghĩa - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0983.998.823
12. Phù Châu Tử – Trưởng đoàn LSR Minh Hào Đường - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0903.309.248
13. Hà Nhuận Hương - Trưởng đoàn LSR Hùng Dũng Đường - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0903.661.125
14. Tô Thiếu Kiệt - Trưởng đoàn LSR Thống Nhất - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0902.780.938
15. Vương Chí Diệu - Trưởng đoàn LSR Quần Nghĩa Đường - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0903.833.490
16. Tăng Kỷ Quang - Trưởng đoàn LSR Hào Quang Đường - Uỷ viên
Số Điện thoại di động : 0908.738.038

Truyền thuyết về lân (ngắn gọn)

Truyền thuyết về lân:
Xa xưa, hàng năm vào những ngày Tết, các làng chài ven biển ở Trung Quốc thường bị một loài thủy quái (gọi là Nien, đọc là "niên" - đồng âm với "năm"- tiếng Hoa) hung dữ từ dưới đại dương xâm nhập, phá hoại nhà cửa, giết chết cả người lẫn súc vật. Vì thế, thay vì được hưởng không khí vui xuân, hưởng lộc tại nhà, mọi người phải kéo nhau lên núi lánh nạn thủy quái. Lời cầu cứu vang khắp đất trời, Ngọc Hoàng phái Phật Di Lặc hoá thân thành ông Địa xuống trần gian để cứu giúp chúng sinh khốn khổ. Để thu phục nó, ông Địa (với sự giúp sức của sư tử) dụ con Nien ăn một loại cỏ tiên gọi là Linh chi thảo khiến nó từ một con vật dữ tợn ưa ăn thịt người trở thành một loài thú hiền lành thích ăn các loại rau quả. Sau đó, ông Địa đưa con Nien về trời. Hàng năm, vào những ngày Tết, ông Địa dẫn con Nien (lúc này đã được gọi là con Lân) trở lại trần gian, cùng đi chúc Tết mọi nhà "Hạnh phúc tràn đầy, Tài lộc dồi dào" trong nền nhạc náo nhiệt đón Xuân.

Một truyền thuyết khác, Lân là một trong Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) do Thái Thượng lão quân nuôi. Một hôm, Lân lén trốn chạy xuống trần gian chơi. Thấy cảnh vật trần gian hữu tình, Lân ở lại không chịu trở về trời, tự tung tác quái. Nghe tin chẳng lành, Thái Thượng lão quân nhờ Phật Di Lặc hạ giới để thu hàng con "nghiệt súc". Lân bị bắt về Thiên đình, khắp mọi miền, làng mạc, bà con hân hoan tống tiễn bằng hàng loạt tiếng trống vang dội, họ đốt pháo như sấm nổ, mong Lân sợ không dám quay lại. Rồi từ đó, mỗi khi Tết đến, như nhớ lại tích xưa, người Hoa lại tổ chức múa Lân với ý nghĩa: chúc lành, cầu may mắn ngay từ những ngày đầu xuân mừng năm mới.

Với những dân tộc có nền văn minh lúa nước, phải chăng Long (rồng) là mưa, là gió, là thời tiết, Lân (Nien) là nước, là lụt bão, Sư (sư tử) là đất, là bản làng? (Tương tự như truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh ở Việt Nam). Mưa không thuận, gió không hòa, bão lụt thiên tai là điều đáng sợ nhất. Vào thời xa xưa, khi con người thường phải thần thánh hóa những hiện tượng "trái gió trở trời" nên hình tượng Long - Lân - Sư phát sinh từ đây?














Khai quang điểm nhãn lân sư rồng là gì ?

Cuối năm rồi ! Đây cũng là thời gian mà các đoàn lân lớn nhỏ ráo riết chuẩn bị để làm lễ Khai quang điểm nhãn, ra mắt "dàn đồ mới" để phục vụ cho tết nguyên đán và xuyên suốt cả năm...




1 - Thế Nào Là Khai Quan Điểm Nhãn :

Việc này lấy từ Điển Tích Vẽ Rồng Điểm Nhãn của Trung Quốc:" Lương Võ Đế sùng mộ việc trang hoàng Chùa Phật, nên thường sai Tăng Dao họa nơi các Chùa; Chùa An Lạc ở nơi Kim Lăng có vẽ 4 con rồng trắng song không có vẽ mắt. Tăng Dao thường bảo nếu chấm vẽ mắt rồng ( Điểm Nhãn ) thì nó sẽ bay đi. Người ta cố nài chấm vẽ mắt. Trong chốc lát, sấm sét nổi lên phá vỡ bức tường, 2 con rồng cỡi mây bay lên trời, còn 2 con chưa vẽ mắt vẫn ở chỗ cũ " (Theo Lịch Đại Danh Họa Ký Đời Lương ). Do đó, trong quảng đại quần chúng mới ứng dụng Điển Tích này trước khi bắt đầu Lễ Hội Múa Lân Sư Rồng: Trước khi " Khai Trương " 1 con Lân mới, họ phải làm lễ " Khai Quang Điểm Tinh " tức là " Điểm Mắt Cho Lân " ( Khi chế tạo đầu Lân, các nghệ nhân bao giờ cũng chừa lại 2 con mắt ). Lân sau khi hoàn thành tại cơ sở sản xuất, thì phải tới Chùa hoặc trước bàn thờ Sư Tổ để làm lễ " Tinh Điểm Khai Quang " trước khi đem biểu diễn. Sau khi lựa ngày tốt, các chú Lân-Rồng sẽ thực hiện Nghi Thức " Khai Quang Điểm Nhãn " với 1 dấu chấm CHÂU SA vào Giữa Trán hoặc Lưỡi để chính thức hoạt động. Cúng Tổ và điểm mắt rồi thì Lân-Rồng mới " sống dậy " và múa được; Khi Lân-Rồng đã cũ, thì người ta đốt cháy nó để " trả lại cho Trời "...Như vậy việc " Điểm Nhãn " là như thế .

2 - Nghi Lễ Ngày Khai Quan Điểm Nhãn

Phần 1 : Chuẩn Bị .

* Lựa Ngày Lành Tháng Tốt .
- Lên chùa hoặc xem bói hoặc xem lịch lựa ngày tốt để khai quan Điểm Nhãn .
* Chuẩn bị đồ cúng .
- Thường thì tùy đoàn nhưng đa số là 1 gà - 1 vịt - 1 heo quay - quýt - nâm ngũ quả - Bánh bao có hình chữ hỷ .
- Mua châu sa - 1 chén sạch chưa qua sử dụng - 2 cọ lông trắng chưa qua sử dụng nữa chai rượu trắng ( dạng chai C2)

# Lưu ý :
- Với một số đoàn lân mới khai quan lần đầu nên chuẩn bị sẵng nhiều bao lì xì mỗi bao bỏ khoản 5 hay 10k gì đó , lì xì cho lính lúc thấp nhan cúng tổ để lấy hên . ( năm đầu làm vậy còn mấy năm sau thì miễn ) .
- Mua nhiều quýt tí , có gì tối khai quan bỏ 2 trái quýt và 1 bao lì xì vào trong 1 bao ni lông tặng người khai quan để lấy hên .

Phần 2 : Sáng Ngày Khai Quan Điểm Nhãn .

* Tại Gia :
- Trưng bàn mân quả đồ cúng .
- Trưởng đoàn và ban quản trị thấp nhan đến đồ đệ thấp nhan .
- Lân sư rồng vào lạy bàn thờ rồi ra múa gì đó và đi diễu hành 1 đoạn đường cho khu vực đó biết là năm nay mình sẽ hoạt động .

* Đến Chùa :
- Thường thì các đoàn lân đến của người quảng đông thì đến chùa Thiên Hậu Và Có đoàn cũng qua chùa Ông Nghĩa An cúng .
- Vào chùa biểu diễn tí xíu rồi vào bên trong chánh điện mua lệnh tiễn gắn lên sừng con lân và mua bùa may mắn dán vào bên trong ( có đoàn dán bên ngoài con lân sư rồng ) .
- Cúng xong nếu bạn có nhà tài trợ thì có thể thông báo nhà tài trợ và đến đó biểu diễn .
- Xong rồi thì trưa về cho lính ăn trưa .








Phần 3 : Đêm Khai Quan Điểm Nhãn .

- Đón khách là một điều quan trọng . Dàn lính đứng đón khác có nghinh chỉnh và nồng nhiệt không rất quan trọng vì dàn lính đó là bộ mặt của trưởng đoàn .
- Lấy cái chén mới ra , bỏ 1 ít châu sa và pha một 1/2 lượng rượu trắng đã chuẩn bị và để hai cây cọ và chén châu sa .
- Khai quan điểm nhãn mời những vị đại diện mà bạn đã sắp xếp từ đầu .


* Cách thức khai quan .
Thường thì thứ tự khai quan là Trán - Mắt - Miệng - Lỗ Tai - Từ đầu chấm đến đuôi .
- Xong phần khai quan bạn tặng người đại diện bao đựng quýt và lì xì .
Xong phần khai quan tùy nhà hàng rộng hay chật để bạn sắp xếp chương trình biểu diễn .
- Tiễn khách .

Tương đối là như vậy thôi , bài viết này chủ yếu dành cho các đoàn lân mới mở xem học hỏi vì có một số đoàn lân có tục lệ riêng mình không kể chi tiết trong này .