Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Khai quang điểm nhãn lân sư rồng là gì ?

Cuối năm rồi ! Đây cũng là thời gian mà các đoàn lân lớn nhỏ ráo riết chuẩn bị để làm lễ Khai quang điểm nhãn, ra mắt "dàn đồ mới" để phục vụ cho tết nguyên đán và xuyên suốt cả năm...




1 - Thế Nào Là Khai Quan Điểm Nhãn :

Việc này lấy từ Điển Tích Vẽ Rồng Điểm Nhãn của Trung Quốc:" Lương Võ Đế sùng mộ việc trang hoàng Chùa Phật, nên thường sai Tăng Dao họa nơi các Chùa; Chùa An Lạc ở nơi Kim Lăng có vẽ 4 con rồng trắng song không có vẽ mắt. Tăng Dao thường bảo nếu chấm vẽ mắt rồng ( Điểm Nhãn ) thì nó sẽ bay đi. Người ta cố nài chấm vẽ mắt. Trong chốc lát, sấm sét nổi lên phá vỡ bức tường, 2 con rồng cỡi mây bay lên trời, còn 2 con chưa vẽ mắt vẫn ở chỗ cũ " (Theo Lịch Đại Danh Họa Ký Đời Lương ). Do đó, trong quảng đại quần chúng mới ứng dụng Điển Tích này trước khi bắt đầu Lễ Hội Múa Lân Sư Rồng: Trước khi " Khai Trương " 1 con Lân mới, họ phải làm lễ " Khai Quang Điểm Tinh " tức là " Điểm Mắt Cho Lân " ( Khi chế tạo đầu Lân, các nghệ nhân bao giờ cũng chừa lại 2 con mắt ). Lân sau khi hoàn thành tại cơ sở sản xuất, thì phải tới Chùa hoặc trước bàn thờ Sư Tổ để làm lễ " Tinh Điểm Khai Quang " trước khi đem biểu diễn. Sau khi lựa ngày tốt, các chú Lân-Rồng sẽ thực hiện Nghi Thức " Khai Quang Điểm Nhãn " với 1 dấu chấm CHÂU SA vào Giữa Trán hoặc Lưỡi để chính thức hoạt động. Cúng Tổ và điểm mắt rồi thì Lân-Rồng mới " sống dậy " và múa được; Khi Lân-Rồng đã cũ, thì người ta đốt cháy nó để " trả lại cho Trời "...Như vậy việc " Điểm Nhãn " là như thế .

2 - Nghi Lễ Ngày Khai Quan Điểm Nhãn

Phần 1 : Chuẩn Bị .

* Lựa Ngày Lành Tháng Tốt .
- Lên chùa hoặc xem bói hoặc xem lịch lựa ngày tốt để khai quan Điểm Nhãn .
* Chuẩn bị đồ cúng .
- Thường thì tùy đoàn nhưng đa số là 1 gà - 1 vịt - 1 heo quay - quýt - nâm ngũ quả - Bánh bao có hình chữ hỷ .
- Mua châu sa - 1 chén sạch chưa qua sử dụng - 2 cọ lông trắng chưa qua sử dụng nữa chai rượu trắng ( dạng chai C2)

# Lưu ý :
- Với một số đoàn lân mới khai quan lần đầu nên chuẩn bị sẵng nhiều bao lì xì mỗi bao bỏ khoản 5 hay 10k gì đó , lì xì cho lính lúc thấp nhan cúng tổ để lấy hên . ( năm đầu làm vậy còn mấy năm sau thì miễn ) .
- Mua nhiều quýt tí , có gì tối khai quan bỏ 2 trái quýt và 1 bao lì xì vào trong 1 bao ni lông tặng người khai quan để lấy hên .

Phần 2 : Sáng Ngày Khai Quan Điểm Nhãn .

* Tại Gia :
- Trưng bàn mân quả đồ cúng .
- Trưởng đoàn và ban quản trị thấp nhan đến đồ đệ thấp nhan .
- Lân sư rồng vào lạy bàn thờ rồi ra múa gì đó và đi diễu hành 1 đoạn đường cho khu vực đó biết là năm nay mình sẽ hoạt động .

* Đến Chùa :
- Thường thì các đoàn lân đến của người quảng đông thì đến chùa Thiên Hậu Và Có đoàn cũng qua chùa Ông Nghĩa An cúng .
- Vào chùa biểu diễn tí xíu rồi vào bên trong chánh điện mua lệnh tiễn gắn lên sừng con lân và mua bùa may mắn dán vào bên trong ( có đoàn dán bên ngoài con lân sư rồng ) .
- Cúng xong nếu bạn có nhà tài trợ thì có thể thông báo nhà tài trợ và đến đó biểu diễn .
- Xong rồi thì trưa về cho lính ăn trưa .








Phần 3 : Đêm Khai Quan Điểm Nhãn .

- Đón khách là một điều quan trọng . Dàn lính đứng đón khác có nghinh chỉnh và nồng nhiệt không rất quan trọng vì dàn lính đó là bộ mặt của trưởng đoàn .
- Lấy cái chén mới ra , bỏ 1 ít châu sa và pha một 1/2 lượng rượu trắng đã chuẩn bị và để hai cây cọ và chén châu sa .
- Khai quan điểm nhãn mời những vị đại diện mà bạn đã sắp xếp từ đầu .


* Cách thức khai quan .
Thường thì thứ tự khai quan là Trán - Mắt - Miệng - Lỗ Tai - Từ đầu chấm đến đuôi .
- Xong phần khai quan bạn tặng người đại diện bao đựng quýt và lì xì .
Xong phần khai quan tùy nhà hàng rộng hay chật để bạn sắp xếp chương trình biểu diễn .
- Tiễn khách .

Tương đối là như vậy thôi , bài viết này chủ yếu dành cho các đoàn lân mới mở xem học hỏi vì có một số đoàn lân có tục lệ riêng mình không kể chi tiết trong này .










2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Nguồn gốc câu thành ngữ “Vẽ rồng điểm mắt” - Minh Chân Tướng
    [MINH HUỆ 5-9-2015]

    Thành ngữ
    “Vẽ rồng điểm mắt” bắt nguồn từ cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” (Ghi chép về những danh hoạ nổi tiếng trong các triều đại) do Trương Ngạn Viễn thời Đường soạn, trong đó viết: “Vũ đế coi trọng việc sửa sang chùa chiền, thường lệnh cho Tăng Dao vẽ trang trí. Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trên bức tường của Kim Lăng An Lạc Tự, ông không vẽ mắt. Ông thường nói: “Vẽ mắt rồng sẽ bay mất”.

    Xem thêm tại: Vẽ rồng điểm mắt

    Trả lờiXóa