Múa lân sư rồng là một môn nghệ thuật dân gian có nguồn gốc từ Trung Hoa.Từ rất lâu trong các dịp lễ tết, trung thu, những ngày mang tính hỷ của người dân
Trung Hoa đã có sự xuất hiện của những đoàn múa lân sư rồng. Đặc biệt trong các ngày tết nguyên đán, tết trung
thu, khai trương, hội nghị, lễ hội… thì nhất định phải có, kèm
theo đốt pháo để mừng ngày lễ lớn.
Sở dĩ bộ ba lân, sư, rồng
luôn xuất hiện trong những ngày này bởi vì
ba con thú này tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt và hạnh
phúc…từ xa xưa đã có rất nhiều những đội múa lân sư rồng ra
đời, với sự cạnh tranh khá cao, các đội múa nào có kỹ thuật múa
điêu luyện và những màn trình diễn đẹp mắt sẽ được đánh giá cao hơn.
Trong những
màn trình diễn lân sư rồng không thể thiếu ông Địa một người với
khuôn mặt to luôn tươi cười, bụng phệ, cầm chiếc quạt mo phe phẩy, thường mặc áo
dài đi theo giỡn với lân và những khách xem trình diễn. Tương
truyền ông địa là hiện thân của đức phạt Di Lặc – đức Phật luôn tươi cười và rất hiền lành. Đức Di Lặc thuần phục được một con
quái vật chính là con lân, biến nó từ một con
thú hung ác thành một con vật ăn cỏ ngoan hiền.
Từ đó cứ mỗi năm tới tết là
Ông địa cùng con lân xuống núi chúc tết mọi người,
mang đến niềm vui và sự may mắn cho
người dân. Con lân cùng Ông Địa đi tới đâu
là mang đến niềm vui và giáng phúc cho mọi nhà. Người dân
treo rau xanh và thức ăn trên cao, lân leo ên và lấy thức ăn
mà mọi người trao tặng. Vì thế mới có việc lân
leo cột lấy tiền thưởng như ngày này. Ngoài ra việc con lân và ông địa
cùng nhau đi chúc tết mọi người chứng tỏ sự chan hòa giữa loài vật và loài người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét