Múa lân sư rồng đã từ lâu là một môn nghệ thuật đường phố không thể thiếu trong những ngày lễ tết, khai trương, lễ hội mang lại tài lộc cho gia chủ.
Múa lân sư rồng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Lân, sư tử, rồng là ba con vật tượng trưng cho phước lành, tài lộc, là linh thú hiếm khi xuất hiện, chỉ xuất hiện nơi nào có linh khí trời đất hay quý nhân ra đời. Trong bài viết này, tôi chỉ kể tóm tắt nguồn gốc của múa lân mà tôi được nghe từ những người tiền bối ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Truyền thuyết kể rằng, cứ mỗi dịp đêm giao thừa, mọi người cùng quây quần bên bếp lửa vui mừng chào đón năm mới, bổng từ trên núi (có bản chép là dưới biển) có một con quái vật mang màu sắc rực rỡ xuống quấy phá dân làng, nó bắt hết gia súc mà ăn thịt, làm mọi người kinh sợ. Dân làng khua chiêng trống, đốt pháo nhằm tạo ra tiếng ồn nhằm làm nó sợ để bỏ đi, quả thật, con quái vật rất sợ tiếng ồn và tiếng pháo, tuy nó có màu sắt rực rỡ nhưng nó rất sợ màu đỏ và bỏ đi lên núi.
Sáng ngày mùng 1 năm mới, sự thiệt hại đêm qua làm mọi người ủ rủ không còn tâm trạng ăn tết.
Bổng phía xa con vật lại xuất hiện, mọi người hoảng sợ lại khua chiêng gõ trống, nhưng nó vẫn từ từ tiến lại. Lần này nó rất hiền lành, như reo hò cùng mọi người, cưỡi trên lưng nó là một người mặt no, bụng bự, áo đỏ, phe phẩy cái quạt vàng với nụ cười hoan hỷ trên mặt. Đó là đức Phật Di Lặc hạ thế, người đã thuần phục con quái và dắt nó mang vàng bạc châu báu cùng những điều phước lành xuống núi chúc tết mọi người. Người dân vui mừng cảm tạ và đốt pháo ăn mừng, ngày tết là trở nên càng vui nhộn, tưng bừng, nhiều tài lộc lại đến với mọi nhà.
Từ điển tích đó, mỗi năm người ta lại tổ chức múa lân sư rồng, tặng lì xì cho trẻ nhỏ (bao lì xì có màu đỏ vì con quái vật sợ màu đỏ) nhằm mong những điều tài lôc và thịnh vượng sẽ đến với gia chủ trong suốt năm đó.
Ngày tết mỗi khi ra phố, tiếng trống múa lân từ phía xa khiến lòng ta rạo rực, nôn nao để được xem cho kì được những tiết mục tưng bừng, rộn ràng, đặc sắc và cầu mong nhiều điều may mắn.
Trong hơn một thế kỷ nay múa lân sư rồng không chỉ biểu diễn trong ngày tết, mà còn biểu diễn cả dịp trung thu, khai trương, lễ hội, cúng đình, chùa, hội nghị, khánh thành, động thổ, liên hoan, cưới hỏi... nhằm cầu mang lại tài lộc, sự thịnh vượng, phát tài cho gia chủ
Tại Việt Nam và trên thế giới, múa lân sư rồng đã được công nhận là một môn thể thao mang tầm quốc tế, là sự tranh tài giữa đoàn này và đoàn khác, tỉnh này với tỉnh khác và các nước với nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét