Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Một số hình ảnh LSR Thăng Long

Đoàn nghệ thuật lân sư rồng Thăng Long được thành lập bởi Cty CP MTD Vietnam
tại số 2/346, Phố Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội - Hotline 0969669246
Dưới sự điều hành của các chuyên viên lân sư rồng TP.HCM
Đoàn LSR Thăng Long liên tục tuyển sinh thành viên không hạn chế số lượng. Các bạn nam, nữ, tuổi trên 15, yêu thích thể thao, hoạt động tập thể, có đam mê, được đi lưu diễn ở nhiều tỉnh thành khắp Bắc Bộ. Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, mức thu nhập ổn định. Liên hệ ngay để đươc tư vấn.













Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Vài chữ về múa lân sư rồng

Quá trình giao thoa văn hóa giửa Việt Nam và Trung Quốc qua hàng thiên niên kỷ nên không rỏ múa Lân - Sư - Rồng đã du nhập vào nước ta từ lúc nào, nhưng theo các võ sư của các đoàn lân như Hằng Anh Đường, Liên Nghĩa Đường, Tinh Anh Đường…thì môn nghệ thuật này đã theo dấu chân của những võ sư Quảng Đông và những người Hoa lập nghiệp đến Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Ban đầu nó chỉ được xuất hiện nơi có đông người Hoa sinh sống như khu Chợ Lớn, Quận 5, Sài Gòn lập đoàn lân chủ yếu là để truyền bá võ công ít ai nghĩ đến lấy nghề này làm kế nuôi thân, nhưng với bản tính yêu chuộng nghệ thuật người Việt đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa và ngày càng cải tiến các chiêu thức của Lân - Sư - Rồng; cho đến hôm nay không chỉ có hội quán của người Hoa mà đâu đó trên khắp Việt Nam tiếng “cắc crắc tùng chèng, tùng chèng” vẩn rộn rả mổi dịp xuân về.
Và trong một đoàn múa lân không thể thiếu một nhân vật dáng béo, bụng to mặt phệ, mặc áo đỏ, phe phẩy chiếc quạt với nụ cười tươi tắn hoan hỷ trên môi, đó là Ông Địa.

Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng có một quái vật (con Lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại, Đức Di Lặc đã hóa thân thành người gọi là ông Địa lấy cỏ linh chitrên núi cho quái vật ăn chế ngự và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con Lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ (hoặc tiền) đón chào. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này, tất nhiên ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng Lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru Lân ngủ hoặc đánh thức Lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve Lân và Lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.Cũng trong quan niệm xưa Kỳ Lân thuộc loài lưỡng tính, là linh vật được Trời sai xuống cõi nhân gian, tạo cho nó một chiếc sừng nhọn với phép thần thông, để diệt trừ những phường gian ác, bọn bạo chúa tham quan, chuyên làm những chuyện hại dân bán nước, hủy hoại đạo đức xã hội. Do đó Lân có một hình dáng rất dị kỳ với thân hình của con hươu lại có vẩy màu vàng, đầu giống rồng, râu bạc, bờm đỏ như ngựa, đuôi trâu và đặc biệt là chiếc sừng nhọn như tê giác, như là một biểu tượng uy quyền tuyệt đối của Phật Trời. Những năm loạn lạc vì giặc giã, chiến tranh hay thiên tai hạn hán, khiến cho dân chúng lầm than chết đói vì mất mùa, thường có Kỳ Lân xuất hiện, dùng cái sừng nhọn chọc thẳng mây xanh, để đem nuớc mưa từ trời tuôn xuống thế gian, làm hồi sinh đất đai, thảo mộc và sự sống của con người.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền lân sư rồng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Miền Nam. Việt Nam gặt hái được nhiều thành công và danh hiệu trong các giải đấu, liên hoan, hội thi lân sư rồng quốc tế.


Phóng sự : Nắng xuân Sài Gòn và lân sư rồng

Vào những ngày giáp Tết, khi mọi người nô nức đón chào mùa xuân bằng bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, cành mai vàng… thì đâu đó niềm vui chợt vang lên khi tiếng trống thùng thình tiếng chập chả của những “Đoàn Lân” đang chuẩn bị biểu diển cho ngày tết làm cho lòng người chợt dâng lên cảm giác nôn nao về hình ảnh của những chú Lân - Sư - Rồng rực rỡ múa lượn đầy uy dũng trong ánh nắng mai. Tôi cũng vậy, cũng là một người múa lân nhưng đang làm việc tại thủ đô, lòng nhớ về miền Nam tha thiết, tôi tìm đến những thước phim đúng tâm trạng lúc này. Xin chia sẻ với các bạn phóng sự  "Nắng xuân Sài Gòn và lân sư rồng". Đặc biệt có đủ các điệu múa lân truyền thống của Trung Hoa và Việt Nam và những phong tục ngày tết. Xin mời các bạn cùng xem !


Link full 7 phần 

http://phimviet247.com/play.php?mid=7263


các bạn chỉ cần copy dòng link và paste lên thanh tìm kiếm và xem thôi ! :)

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Ngày xuân tìm hiểu về múa lân


Nghệ thuật biểu diễn múa lân sư rồng thường xuất hiện trong những dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên tiêu, tết Trung Thu và Tết Nguyên đán hàng năm. Vì theo quan niệm chung của người Á Đông, Lân con vật này tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và mọi việc trong năm được thuận lợi.

 múa lân bắt nguồn từ Trung Quốc. Hình ảnh con lân đã được người Trung Quốc thờ trong Thái Miếu ngay từ thời Khổng Tử và xếp vào bộ tứ linh là Long - Lân - Quy - Phụng.

Người Hoa ở Singapore luôn tin rằng sư tử mang lại sự may mắn thì lại có câu chuyện khác về con Lân cua nước mình. Truyền thuyết kể rằng có một loài vật khổng lồ, có tên gọi là Nien, chuyên phá phách ruộng đồng, mùa màng và vật nuôi của người nông dân mỗi năm vào đêm giao thừa. Để ngăn chặn sự tàn phá của con vật này, dân làng đã cùng nhau sử dụng tre và giấy để tạo ra những bù nhìn trông giống một loài vật đáng sợ và điều khiển chúng cử động giữa những tiếng trống lớn được đánh liên hồi với mục đích dọa con vật khổng lồ Nien.

Kế hoạch mưu trí đó đã thành công và từ đấy trở về sau, múa lân diễn ra hàng năm để đánh dấu sự kiện này.

Kiểu múa cổ nhất là múa kỳ lân. Đầu kỳ lân có 3 dạng chính: miêu hình, hổ hình và hổ báo hình. Độ to nhỏ của đầu lân và mình lân tuỳ theo kích thước của người múa lân. Còn quy mô thiết kế, chất liệu, thẩm mỹ thì phụ thuộc vào khả năng tài chính của những người tổ chức.

Lân mang nhiều sắc mặt: Trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ba đầu lân được ưa chuộng nhất là trắng, đỏ và đen. Ba đầu lân thường múa chung với nhau, tượng trưng cho “Ðào viên kết nghĩa” là Lân mặt vàng, râu trắng (Lưu Bị), Lân mặt đỏ râu đen (Quan Vân Trường) và lân mặt đen, râu đen (Trương Phi).
Trong quá trình biểu diễn múa lân, tiếng trống giữ vai trò chủ đạo. Khi lân múa: nhịp trống nhanh, lân quỳ: nhịp trống chậm lại, lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, lân thức dậy: nhịp trống rộn ràng, lân vượt chướng ngại hay ngoạm cờ, ngoạm tiền vào miệng: tiếng trống nhanh, mạnh, liên hồi... Ông địa có vai trò hết sức quan trọng và dễ gây ấn tượng với những động tác như địa chào, địa làm hề, địa dắt lân...


Múa lân mừng năm mới, với các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang thịnh vượng như Kim ngân sư chúc thọ, Lân hái cỏ linh chi, Lân ngậm cá chép vàng... Xưa kia, lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục. Từ múa lân, nhiều nơi còn tạo dựng thành múa sư tử, múa rồng.





Múa Lân Sư Rồng nét văn hóa dân gian truyền thống !

Trong các loại hình nghệ thuật truyền thống, múa lân là nghệ thuật đặc trưng nhất của Châu Á, được nhiều người ưa thích. Hình ảnh của lân, sư, rồng tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Lân sư rồng là khơi mở cho những điềm lành trong năm mới.


Mỗi năm, vào dịp xuân về tết đến, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức để chào đón năm mới. Trong các loại hình nghệ thuật truyền thống, múa lân là nghệ thuật đặc trưng nhất của Châu Á, được nhiều người ưa thích. Hình ảnh của lân, sư, rồng tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Lân sư rồng là khơi mở cho những điềm lành trong năm mới.
Lân được chia làm hai loại : có sừng và không có sừng. Lân không sừng giống hổ là biểu tượng của tháng giêng. Đầu lân này thường đính một miếng vải đỏ và có chữ vương lớn đậm nét. Lân có một sừng chính giữa gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, có màu của thân giống màu của đầu. Đây là loại được múa nhiều nhất. Đầu lân được chế tạo khá công phu, mình lân làm bằng vải thêu và có viền rất đẹp. Lân có nhiều sắc mặt : trắng, vàng, đỏ, xanh và đen. Ba loại đầu lân này thường múa chung với nhau gọi là “đào viên kết nghĩa”. Múa lân gồm 4 bước
Bước 1 : Lân biểu diễn được gọi là độc chiếm ngao đầu với phong cách thể hiện tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng. Các biểu diễn này tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một dũng tướng, một hảo hán.
Bước 2 : Lân biểu diễn được gọi là song hỷ, cách thể hiện này tượng trưng cho niềm hân hoan, tâm đầu ý hợp như trời và đất, âm dương tương hợp.
Bước 3 : Lân biểu diễn với đủ ba màu vàng, đỏ, đen gọi là tam tinh. Cách diễn tả thể hiện những điều nguyện cầu của mọi người đạt được ba điều lành tốt là phúc, lộc và thọ.
Bước 4 : Lân cùng múa gọi là “Tư quý hưng long” gồm có 4 màu đầu trắng, vàng, đỏ, đen ; tượng trưng cho 4 mùa, 4 phương của trời đất. Phong cách biểu diễn này diễn tả sự sung túc, trường thọ mạnh khoẻ và hạnh phúc.
Múa lân còn là một nét văn hóa riêng của người Việt Nam được dung nạp với các yếu tô' nội sinh, cấu thành và lưu giữ nhằm giới thiệu nghệ thuật biểu diễn cho khách nước ngoài khi đến thăm quan TP.Hồ Chí Minh. Sự chắt lọc các tinh hoa ngoại sinh kết hợp nghệ thuật võ cổ truyền, múa dân gian, múa dân tộc đi kèm với các bài quyền, pháp, thể công. Chương trình múa lân sư rồng có nhiều tiết mục như múa cờ khai đắc thắng, múa nhang, múa võ theo nhạc, thổi lửa, nhào lộn, múa lân, múa rồng, múa song sư hí cầu, múa chồng la hán, võ thuật, nội công, múa lân dũng tiến Mai Hoa Thung, lân leo cây - Đỉnh thượng kim ngưu.
Một con lân để múa vào ngày Tết phải hội đủ bốn quý tướng của tứ linh : hàm rồng, mũi lân, mày phương, sau gáy có đuôi rùa. Ngoài ra gần mép có gai như vây cá, vì ngư tượng trưng cho thành đạt, thăng tiến (cá vượt vũ môn, cá hóa long). Để khai trương người ta đem lân râu vàng và râu bạch kim, tượng trưng cho vàng và bạc, múa trước bàn thờ Thần Tài, hàm ý cầu mong cho làm ăn phát tài, lúc nào cũng dồi dào vàng bạc.
Rồng và múa rồng được chia làm nhiều loại : rồng tơ, rồng tròn.
Rồng tơ được chế tạo bằng vải gán chặt vào cây cứng để múa. Rồng tròn được làm bằng giấy cứng bụng tròn và dài. Loại rồng này dùng để rước hoặc khiên. Múa rồng phải có nhiều người tham dự, việc luyện tập múa cũng rất công phu. Nét đặc biệt của múa rồng là phải dịu dàng di chuyển bộ pháp phải đồng bộ cho Đầu và Đuôi rồng tương hợp với nhau, uốn khúc phóng đi hay đảo lại nhịp nhàng uyển chuyển.
Nghệ thuật múa lân sư rồng đang dần trở thành bộ môn thể thao quen thuộc không còn gò bó theo mùa diễn Tết hoặc lễ hội truyền thống như trước đây. Người ta tin rằng lân sư rồng vào nhà là mang đến tài lộc may nắm và hạnh phúc cho gia chủ. Quan niệm này đã phổ biến trong cộng đồng người Hoa lẫn người Việt, và cả một số nhà đầu tư nước ngoài từ các nước đến Việt Nam làm lễ động thổ, lễ khánh thành, lễ tổng kết trong hợp tác đầu tư. Các lễ hội Festival trong nước như Lễ hội Festival lúa gạo Hậu Giang vừa qua.







Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Ý NGHIÃ CỦA MÚA LÂN SƯ RỒNG ?



Ý NGHIÃ CỦA MÚA LÂN SƯ RỒNG ?HỎI : Mình thấy người Hoa có môn nghệ thuật gọi là múa " Lân Sư Rồng" . Tại sao lại là "Lân Sư Rồng" nhĩ? Theo mình biết Lân và Rồng là hai con vật trong "Tứ Linh " ( bao gồm cả Long, Lân, Quy Phụng ). Tại sao không gọi là múa Long Lân Quy Phụng mà gọi là lân sư rồng nhĩ

Đáp: 
Thứ nhất , phải khẳng định rằng múa lân là cách gọi chung của người Việt Nam . Mặc sù tổ hợp từ " Lân Sư Rồng" là của người Hoa. Nhưng trong tiếng Hoa họ không phân biệt " Lân" và "Sư Tử". Cả hai được gọi chung là "Múa Sư Tử", Họ chỉ phân biệt múa sư tử Nam ( tương đương với múa lân của người Việt ) và múa sư tử Bắc
Thứ hai, Lân, Sư , Rồng là ba môn riêng biệt vốn không liên quan với nhau. Múa lân và múa Rồng là 2 môn nghệ thuật đường phố dân gian có cả 73 Việt Nam lẫn Trung Quốc. Múa sư tử ( Bắc Kinh) vốn là môn nghệ thuật cung đình của TQ. Việc kết hợp ba môn với nhau có từ thập niên 90
Thứ ba , Múa Tứ Linh (Long Lân Quy Phụng) là môn nghệ thuật cung đình của Người Việt Nam có từ đời Nguyễn ( có thể trước đó nữa)

Bài viết được sưu tầm từ một diễn đàn đã lụi tàn












Những điều thú vị về lân sư rồng Chợ Lớn


Một trong những cái tạo nên độ oai dũng cho lân - sư - rồng chính là phần họa tiết trên đầu. Trước năm 1975, phần đầu lân - sư hoặc rồng thường được nhập từ Đài Loan về Việt Nam. Mãi sau khi đất nước thống nhất, đầu lân - sư - rồng mới được làm tại Việt Nam.


Lân - sư - rồng "đặc chủng" là loại hàng cao cấp, dành cho các đội chuyên nghiệp múa có biểu diễn võ thuật. Một đầu lân, sư nặng từ 3kg đến 6kg và một đầu rồng có thể nặng từ 3kg đến 20kg. Thời gian hoàn tất cũng phải hơn một tuần đối với đầu lân - sư, và hơn nửa tháng đối với một đầu rồng.

Nếu như phần râu, lông mi, lông mày... của lân - sư - rồng "hàng chợ" được làm bằng sợi cước, lông dê, lông thỏ, lông nhân tạo...; thì ở loại hàng cao cấp này, thường được làm bằng lông cừu nhập từ nước ngoài.

Có khi lân - sư - rồng "đặc chủng" được trang trí thêm dàn đèn điện tử chớp tắt. Ở một đầu lân - sư được gắn từ 200 - 800 bóng đèn; còn ở rồng phải cần trên 4.000 bóng đèn cho toàn thân.

Võ sư Lưu Kiếm Xương nói cái thời lân - sư - rồng mới bắt đầu phát triển ở Sài Gòn, trong làng có những quy tắc không thành văn, bất di bất dịch. Đẳng cấp lân được thể hiện thông qua màu sắc của râu: râu đen, râu mè (vừa đen vừa bạc) và râu bạc.

Với những con lân đeo râu đen, đoàn lân được thành lập chưa đến 10 năm, khi gặp lân râu mè (đoàn lân được thành lập gần 30 năm), phải cúi chào và nhường đường. Cái tục ấy đối với lân râu bạc cũng thế. Ít khi, với những con lân râu đen ngổ ngáo, gặp lân râu mè hay râu bạc, sau tiếng cheng và trống chào mà không tránh đường.

Chỉ cần lân râu mè hay râu bạc đá râu nhắc nhở, chưa phải đến độ "chạm đầu lân", lân râu đen ngay lập tức hiểu phận hậu bối của mình. Bởi đơn giản, những con lân râu bạc thường được điều khiển bởi các cao thủ võ công dày dạn kinh nghiệm. Lân râu đen khó có khả năng làm đối thủ khi xảy ra sự không hay.

Có chi tiết mà võ sư Lưu Kiếm Xương kể rất thú vị, là chuyện lân leo cột, hay gọi là "Cao không hái lộc". Thì ra nguồn gốc của tiết mục này xuất phát từ Việt Nam. Thời đó, để cho tiết mục múa lân thêm hấp dẫn các đoàn lân - sư - rồng ở khu Chợ Lớn, sáng tạo thêm trò leo cây cao để lấy tiền thưởng từ gia chủ.

Thân cây thời đó thường là loại tre già, cao ngất ngưởng. Một môn sinh mang đầu lân, sư hoặc rồng leo lên đỉnh hái "lộc", thường là tiền. Từ đó, "Cao không hái lộc” trở thành tiết mục được yêu thích ở nhiều nước thuộc vùng Á Đông, và thường được các đoàn lân - sư - rồng biểu diễn.

Một trong những tiết mục được ưa thích của múa lân - sư - rồng kế tiếp là màn biểu diễn Mai Hoa Thung. Theo truyền thuyết, để phân định thứ bậc trong giang hồ, mỗi năm cứ độ xuân về, các bậc cao thủ trong võ lâm hẹn nhau đến Mai Hoa Thung tranh tài cao thấp.

Đây là một rừng mai được cưa cành chỉ còn trơ lại gốc. Người đấu phải di chuyển từ gốc mai này sang gốc mai khác, chân không được chạm đất, nếu chạm đất hoặc ngã xuống thì coi như thua.

Những cuộc tỉ thí ở Mai Hoa Thung được gọi là "thập tử nhất sinh". Ngày nay, người ta mượn các chiếc cột từ thấp đến cao tượng trưng cho các gốc mai để các con lân, sư tử đứng tấn lúc biểu diễn.

Cứ thế, múa lân - sư - rồng đi dần vào tiềm thức của người Việt bao giờ chẳng rõ. Cái tiếng "tùng… tùng... cắc..." mỗi khi năm hết tết đến, luôn gợi ra sự háo hức, nôn nao khó tả trong lòng mỗi người.

Ngày ấy, lân - sư - rồng được điểm trang dưới chân màu đỏ quyến rũ của xác pháo, nay cái màu quyến rũ ấy đã không còn nữa. Nhưng, không vì thế mà lân - sư - rồng mất đi cái nét tâm linh độc đáo qua từng nét hỉ, nộ, ái, ố của chính mình - những nét hỉ nộ đời thường