Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Múa Lân Sư Rồng nét văn hóa dân gian truyền thống !

Trong các loại hình nghệ thuật truyền thống, múa lân là nghệ thuật đặc trưng nhất của Châu Á, được nhiều người ưa thích. Hình ảnh của lân, sư, rồng tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Lân sư rồng là khơi mở cho những điềm lành trong năm mới.


Mỗi năm, vào dịp xuân về tết đến, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức để chào đón năm mới. Trong các loại hình nghệ thuật truyền thống, múa lân là nghệ thuật đặc trưng nhất của Châu Á, được nhiều người ưa thích. Hình ảnh của lân, sư, rồng tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Lân sư rồng là khơi mở cho những điềm lành trong năm mới.
Lân được chia làm hai loại : có sừng và không có sừng. Lân không sừng giống hổ là biểu tượng của tháng giêng. Đầu lân này thường đính một miếng vải đỏ và có chữ vương lớn đậm nét. Lân có một sừng chính giữa gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, có màu của thân giống màu của đầu. Đây là loại được múa nhiều nhất. Đầu lân được chế tạo khá công phu, mình lân làm bằng vải thêu và có viền rất đẹp. Lân có nhiều sắc mặt : trắng, vàng, đỏ, xanh và đen. Ba loại đầu lân này thường múa chung với nhau gọi là “đào viên kết nghĩa”. Múa lân gồm 4 bước
Bước 1 : Lân biểu diễn được gọi là độc chiếm ngao đầu với phong cách thể hiện tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng. Các biểu diễn này tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một dũng tướng, một hảo hán.
Bước 2 : Lân biểu diễn được gọi là song hỷ, cách thể hiện này tượng trưng cho niềm hân hoan, tâm đầu ý hợp như trời và đất, âm dương tương hợp.
Bước 3 : Lân biểu diễn với đủ ba màu vàng, đỏ, đen gọi là tam tinh. Cách diễn tả thể hiện những điều nguyện cầu của mọi người đạt được ba điều lành tốt là phúc, lộc và thọ.
Bước 4 : Lân cùng múa gọi là “Tư quý hưng long” gồm có 4 màu đầu trắng, vàng, đỏ, đen ; tượng trưng cho 4 mùa, 4 phương của trời đất. Phong cách biểu diễn này diễn tả sự sung túc, trường thọ mạnh khoẻ và hạnh phúc.
Múa lân còn là một nét văn hóa riêng của người Việt Nam được dung nạp với các yếu tô' nội sinh, cấu thành và lưu giữ nhằm giới thiệu nghệ thuật biểu diễn cho khách nước ngoài khi đến thăm quan TP.Hồ Chí Minh. Sự chắt lọc các tinh hoa ngoại sinh kết hợp nghệ thuật võ cổ truyền, múa dân gian, múa dân tộc đi kèm với các bài quyền, pháp, thể công. Chương trình múa lân sư rồng có nhiều tiết mục như múa cờ khai đắc thắng, múa nhang, múa võ theo nhạc, thổi lửa, nhào lộn, múa lân, múa rồng, múa song sư hí cầu, múa chồng la hán, võ thuật, nội công, múa lân dũng tiến Mai Hoa Thung, lân leo cây - Đỉnh thượng kim ngưu.
Một con lân để múa vào ngày Tết phải hội đủ bốn quý tướng của tứ linh : hàm rồng, mũi lân, mày phương, sau gáy có đuôi rùa. Ngoài ra gần mép có gai như vây cá, vì ngư tượng trưng cho thành đạt, thăng tiến (cá vượt vũ môn, cá hóa long). Để khai trương người ta đem lân râu vàng và râu bạch kim, tượng trưng cho vàng và bạc, múa trước bàn thờ Thần Tài, hàm ý cầu mong cho làm ăn phát tài, lúc nào cũng dồi dào vàng bạc.
Rồng và múa rồng được chia làm nhiều loại : rồng tơ, rồng tròn.
Rồng tơ được chế tạo bằng vải gán chặt vào cây cứng để múa. Rồng tròn được làm bằng giấy cứng bụng tròn và dài. Loại rồng này dùng để rước hoặc khiên. Múa rồng phải có nhiều người tham dự, việc luyện tập múa cũng rất công phu. Nét đặc biệt của múa rồng là phải dịu dàng di chuyển bộ pháp phải đồng bộ cho Đầu và Đuôi rồng tương hợp với nhau, uốn khúc phóng đi hay đảo lại nhịp nhàng uyển chuyển.
Nghệ thuật múa lân sư rồng đang dần trở thành bộ môn thể thao quen thuộc không còn gò bó theo mùa diễn Tết hoặc lễ hội truyền thống như trước đây. Người ta tin rằng lân sư rồng vào nhà là mang đến tài lộc may nắm và hạnh phúc cho gia chủ. Quan niệm này đã phổ biến trong cộng đồng người Hoa lẫn người Việt, và cả một số nhà đầu tư nước ngoài từ các nước đến Việt Nam làm lễ động thổ, lễ khánh thành, lễ tổng kết trong hợp tác đầu tư. Các lễ hội Festival trong nước như Lễ hội Festival lúa gạo Hậu Giang vừa qua.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét