Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Vài chữ về múa lân sư rồng

Quá trình giao thoa văn hóa giửa Việt Nam và Trung Quốc qua hàng thiên niên kỷ nên không rỏ múa Lân - Sư - Rồng đã du nhập vào nước ta từ lúc nào, nhưng theo các võ sư của các đoàn lân như Hằng Anh Đường, Liên Nghĩa Đường, Tinh Anh Đường…thì môn nghệ thuật này đã theo dấu chân của những võ sư Quảng Đông và những người Hoa lập nghiệp đến Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Ban đầu nó chỉ được xuất hiện nơi có đông người Hoa sinh sống như khu Chợ Lớn, Quận 5, Sài Gòn lập đoàn lân chủ yếu là để truyền bá võ công ít ai nghĩ đến lấy nghề này làm kế nuôi thân, nhưng với bản tính yêu chuộng nghệ thuật người Việt đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa và ngày càng cải tiến các chiêu thức của Lân - Sư - Rồng; cho đến hôm nay không chỉ có hội quán của người Hoa mà đâu đó trên khắp Việt Nam tiếng “cắc crắc tùng chèng, tùng chèng” vẩn rộn rả mổi dịp xuân về.
Và trong một đoàn múa lân không thể thiếu một nhân vật dáng béo, bụng to mặt phệ, mặc áo đỏ, phe phẩy chiếc quạt với nụ cười tươi tắn hoan hỷ trên môi, đó là Ông Địa.

Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng có một quái vật (con Lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại, Đức Di Lặc đã hóa thân thành người gọi là ông Địa lấy cỏ linh chitrên núi cho quái vật ăn chế ngự và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con Lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ (hoặc tiền) đón chào. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này, tất nhiên ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng Lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru Lân ngủ hoặc đánh thức Lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve Lân và Lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.Cũng trong quan niệm xưa Kỳ Lân thuộc loài lưỡng tính, là linh vật được Trời sai xuống cõi nhân gian, tạo cho nó một chiếc sừng nhọn với phép thần thông, để diệt trừ những phường gian ác, bọn bạo chúa tham quan, chuyên làm những chuyện hại dân bán nước, hủy hoại đạo đức xã hội. Do đó Lân có một hình dáng rất dị kỳ với thân hình của con hươu lại có vẩy màu vàng, đầu giống rồng, râu bạc, bờm đỏ như ngựa, đuôi trâu và đặc biệt là chiếc sừng nhọn như tê giác, như là một biểu tượng uy quyền tuyệt đối của Phật Trời. Những năm loạn lạc vì giặc giã, chiến tranh hay thiên tai hạn hán, khiến cho dân chúng lầm than chết đói vì mất mùa, thường có Kỳ Lân xuất hiện, dùng cái sừng nhọn chọc thẳng mây xanh, để đem nuớc mưa từ trời tuôn xuống thế gian, làm hồi sinh đất đai, thảo mộc và sự sống của con người.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền lân sư rồng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Miền Nam. Việt Nam gặt hái được nhiều thành công và danh hiệu trong các giải đấu, liên hoan, hội thi lân sư rồng quốc tế.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét